RSS

Adam Khoo – Công thức thành công tuyệt đỉnh

06 Th6
Adam Khoo – Công thức thành công tuyệt đỉnh
Adam Khoo tâm thức của người chiến thắng

Adam Khoo tâm thức của người chiến thắng

Nói vê Adam Khoo có lẽ các bạn trẻ cũng biết ít nhiều về ông, nhưng họ chỉ biết đến Adam Khoo qua quyển sách “Tôi tài giỏi, bạn cũng thế” nổi tiếng khắp Châu Á. Nhưng đằng sau đó là cả một quá trình phấn đấu để tìm ra “Công thức thành công tuyệt đỉnh“.

Chỉ trong vòng ít năm ngắn ngủi, Adam Khoo đã trở thành tác giả của nhiều quyển sách bán chạy, chuyên gia đào tạo-diễn giả hàng đầu châu Á. Ông đã xây dựng nên một doanh nghiệp mang về doanh thu mỗi năm trên 30 triệu đô.

Để đạt được những thành công vang dội đó, anh đã trải qua rất nhiều khó khăn và thất bại: Vào năm 8 tuổi, anh đã bị đuổi học vì “thành tích” học dở và hay đánh nhau, may thay một trường khác nhận anh vào học.

Năm chuyển cấp lớp 5, anh không thi đậu bất kỳ trường nào đã đăng ký nguyện vọng thế là bị tống vào một trường “bình dân” mang tên Ping Yi. Suốt ngày chơi game, xem tivi, cực kỳ lười biếng và chán ghét việc học nên anh hạng 156/160 trên tổng số học sinh trong trường. Hầu như mọi người đã xem anh là “đồ bỏ”, “hết thuốc chữa”…

Sóng gió thứ nhất:

Adam Khoo đã từng bị 9 nhà xuất bản từ chối khi anh muốn họ phát hành quyển sách “I am gifted, so are you!” (Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế). Những người đó cho rằng một tác phẩm về giáo dục mà lại do “một thằng nhãi” viết sẽ không đủ sức thuyết phục độc giả.

Trên trang web adam-khoo.com, Anh có chia sẻ:

– Tôi nhớ lần đầu đấu tranh cho chính mình để trở thành tác giả vào năm 24 tuổi, không một nhà xuất bản hoặc hiệu sách nào cho tôi cơ hội tỏa sáng. Những tiệm sách hàng đầu không cho sách tôi lên kệ, các nhà xuất bản quốc tế không đồng ý đầu tư vào sách tôi bởi vì họ nghĩ rằng tôi thiếu uy tín, kinh nghiệm và tài năng. Họ thì thích bán và xuất bản những quyển sách của tác giả nước ngoài. Mặc dù chẳng ai đầu tư, phân phối hoặc ủng hộ quyển sách của tôi -“Tôi Tài Giỏi, Bạn Cũng Thế!”- tuy nhiên với niềm tin một ngày nào đó mình sẽ là tác giả của quyển bán sách chạy –best selling author. Nhưng một lợi thế mà tôi hơn hẳn những người khác đó là tôi ĐÓI KHÁT thành công và tôi đã chiến đấu, làm những gì có thể để đưa quyển sách của mình lên danh sách “best-seller”.

– Với niềm tin “Không bao giờ ngừng lại dù đến hơi thở cuối cùng”, tôi đi khắp Singapore thực hiện những cuộc nói chuyện miễn phí để giới thiệu cho mọi người về quyển sách của mình tại các trường học và hiệu sách như: Border, Kinokuniya, Popular, MHP,…(giống như đến các hiệu sách và trường học lớn ở TP.HCM: Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ, Thăng Long, Fahasa, …) Tôi nhớ rằng mình đã làm điều đó 5-6 lần tuần và kéo dài đến 6 tháng. Tôi tin mình giữ kỷ lục mà một tác giả thực hiện số lượt nói chuyện trước công chúng. Tất cả những điều tôi làm hoàn toàn không ai trả một đồng nào! Không chỉ vậy, tôi còn dám bỏ ra 10.000 đô để quảng cáo quyển sách của mình trên báo.

Do đó chỉ trong 6 tháng, quyển sách của của tôi nhanh chóng xếp hạng 1 trên danh sách MPH best-sellers và danh sách sách bán chạy trên cả nước liên tục 8 năm.

– Sóng gió thứ hai:

Năm 2002, Adam cùng cộng sự thiết kế một khóa học mang tên “Những Mô Thức Thành Công” (Patterns Of Excellence-POE) nhằm giúp học viên phát triển các kỹ năng mềm và biết các phương pháp tự tạo động lực để không ngừng vươn lên phấn đấu đạt được những thành công trong cuộc sống.

Chương trình được đưa ra vào đúng thời điểm kinh tế khó khăn, Adam nghĩ rằng sẽ hút khách hàng thế nhưng ngay buổi giới thiệu khóa học anh đã thất bại thảm hại.

Tốn 6000 đô quảng cáo và 600 đô thuê địa điểm nói chuyện, Adam chỉ thu hút được 1 người đăng ký học trong tổng số 120 người tham dự buổi nói chuyện.

Adam họp gấp nhân viên rồi phân tích nguyên nhân thất bại. Nhiều người toàn bàn lùi: Chuyên gia đào tạo quá trẻ gây ra cảm giác chưa đủ “trình độ” để dạy họ, phong thủy không tốt, thời buổi khó khăn không ai dại gì đầu tư một số tiền lớn (2000 đô),…

Tuy nhiên, Adam không chấp nhận những lý do như thế, anh nghĩ rằng những lời trên chỉ là những bào chữa vụng về cho sự thất bại của mình. Thay vì đi đến kết luận “những người kia thiếu hiểu biết” anh đã nhận trách nhiệm 100% về mình: cách trình bày của mình chưa đủ sức thuyết phục.

Ngay lập tức, anh chủ động tiến hành thu thập thông tin phản hồi từ những người chưa đăng ký rồi tìm hiểu nguyên nhân vì sao họ không đến học.

Anh rút ra được 3 nguyên nhân dẫn đến thất bại sau đó anh quyết định thay đổi nội dung bài thuyết trình, chi thêm tiền cho quảng cáo và tổ chức một buổi nói chuyện miễn phí khác.

Lần này anh đã chứng minh được phương pháp Lập Trình Ngôn Ngữ Tư Duy có thể giúp họ tăng cường giá trị lao động của bản thân, nâng cao khả năng giao tiếp dẫn đến nâng cao thu nhập.

Không chỉ vậy, bằng lời cam đoan hoàn 100% số tiền đầu tư ban đầu nếu họ không hài lòng với khóa học và tạo cảm giác cấp bách bằng món quà trị giá 500 đô. Lần này, có 13 trong số 100 người nghe đăng ký. Về sau Adam tiếp tục hoàn thiện “chiêu thức” bán hàng của mình do đó lượng người đăng ký bắt đầu tăng lên.

– Sóng gió thứ ba:

Năm 2005, nền kinh tế tăng trưởng, thị trường chứng khoán và bất động sản bùng nổ trở lại. Cơ hội việc làm lại mở ra vì thế không cần học các khóa học cũng có thể dễ dàng kiếm được việc làm. Khóa học “Những Mô Thức Thành Công” bắt đầu không thu hút được người tới học.

Tiếp tục nhận trách nhiệm: mình đã chưa thích ứng được với thời thế, Adam tiến hành nghiên cứu để cho ra đời những khóa học mới phù hợp với thị trường đang tăng trưởng.

Adam đã cho ra đời các khóa học như: “Khóa học làm giàu” (Wealth Academy), “Khóa học đầu tư chứng khoán” (Wealth Academy Trader), “Khóa học kinh doanh ngoại hối”, “Khóa học kinh doanh quyền chọn” đã mang lại nguồn doanh thu gấp 80 lần so với “Những Mô Thức Thành Công”.

Nếu đổ lỗi vì thị trường đã hồi phục nên không ai muốn học “Những Mô Thức Thành Công” thì có lẽ Adam Khoo đã mất đi một nguồn doanh thu khổng lồ từ các khóa học làm giàu.

– Sóng gió thứ tư:

Vào dịp hè, học sinh được nghỉ dài hạn vì thế phục huynh thường có xu hướng gửi con mình đến những trung tâm kỹ năng mềm, kỹ năng sống, các lớp nghề, nhà văn hóa,…giúp chúng cải thiện kết quả học tập cũng như tránh sa vào các trò chơi vô bổ vì thế các trung tâm đào tạo ùn ùn ra đời.

Vài năm trôi qua, nhiều trường có động thái đứng ra tự tổ chức những hoạt động hè cho học sinh của mình: trang điểm, thi đấu thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ, chương trình bồi dưỡng, đi tham quan,v.v…

Điều này gây cho các trung tâm ngoài nhà trường thiệt hại nghiêm trọng, nhiều công ty buộc phải thu nhỏ quy mô hoặc đóng cửa. Tất nhiên công ty của Adam Khoo cũng không ngoại lệ.

Nhưng Adam đã thấm nhuần nguyên tắc chịu trách nhiệm 100% về mình, thay vì hậm hực với “ông nhà trường”, anh quyết định sẽ hợp tác với họ bằng cách “thầu” các chương trình thay cho họ. Adam thành lập ra một bộ phận đến gõ cửa từng trường để giới thiệu chương trình chủa mình.

Nhờ vậy, công ty của Adam đã “bành trướng” khắp Singapore doanh thu tăng vùn vụt.

Qua con người của Adam-Khoo ta thấy được bản lãnh và tài năng của ông. Một công thức mà ông áp dụng chính là chịu trách nhiệm 100% cho cuộc đời của mình.

 
 

Nhãn: , , ,

Bình luận về bài viết này